Hít thở phải đúng cách, không phải ai cũng biết cách |
Năm 1931, Otto Warburg đã đoạt giải Nobel y học khi chứng minh các tế bào ung thư chỉ có thể tồn tại trong môi trường kỵ khí. Các thí nghiệm của ông đã chứng minh tầm quan trọng đáng kinh ngạc của oxy. Bởi nếu thiếu oxy trong cơ thể, các tế bào ung thư có thể tự do phát triển. Ngược lại, khi chúng ta biết cách thở tốt để mang oxy đến toàn bộ cơ thể, các tế bào ung thư sẽ bị tiêu diệt trong những môi trường mà oxy hiện hữu.
Sau đó, các bác sĩ và các nhà khoa học khác đều khẳng định vai trò to lớn của oxy và cách thở đúng để chăm sóc và rèn luyện sức khỏe. Việc hít thở oxy luôn phải đúng cách. Hít thở sai cách không làm tăng lượng oxy trong cơ thể, thậm chí còn gây hại cho sức khỏe.
Luôn thở
Dù đang thức hay đang ngủ, phổi của chúng ta luôn hít thở. Theo các nghiên cứu y học, lượng oxy mà những người bình thường hít mỗi phút đã tăng từ năm 1930. Trước đó, một người chỉ hít khoảng 5 lít oxy trong 1 phút. Đến nay, một người hít thở khoảng 12 lít oxy.
Trong biệt ngữ y tế, hơi thở nặng được gọi là “hyperventiliation”. Hơi thở nặng, gấp rút là bệnh lý liên quan đến đường hô hấp sẽ dần giết chết chúng ta. Trong cuốn sách Chúng ta cùng thở, Tiến sĩ Robert Fried đã viết về ảnh hưởng của hơi thở nặng cũng như các mối quan hệ của nó với các chứng bệnh và các bệnh mãn tính.
Hệ bạch huyết kì diệu
Nhiều bệnh nhân không nhận ra mối liên hệ giữa quá trình thở và sự đau ốm của họ. Hệ bạch huyết trong cơ thể duy trì sức khỏe của bạn. Trước hết, các chất lỏng từ hệ bạch huyết hoạt động như chức năng của người quản lý. Khi đi khắp cơ thể, các tế bào máu thải ra các chất độc hại, các sản phẩm dư thừa (các sản phẩm phụ sinh học) khác tại nhiều địa điểm khác nhau gọi là hạch bạch huyết.
Khoảng 60% hạch này tồn tại xung quanh cơ hoành và có nhu cầu được xoa bóp để hoạt động một cách thích hợp. Vấn đề mà hầu hết mọi người gặp phải là chỉ thở căng lồng ngực, nhưng lại không thở căng cơ hoành khiến cơ hoành không được co bóp. Tình trạng này được gọi là thở nông (shallow breathing).
Các hạch bạch huyết hoạt động như bác sĩ địa phương. Hạch bạch huyết sản xuất chất chống vi khuẩn (ví dụ như tế bào bạch cầu, tế bào lympo, kháng thể) chuyên săn lùng và tiêu diệt các tế bào bất thường như tế bào ung thư và virut. Trong khi đó, điều tốt nhất trong cơ thể chúng ta là hệ bạch huyết bởi nó giống như cơ quan đặc biệt chuyên về y tế dự phòng, có khả năng xác định các tín hiệu nguy hiểm trước khi chúng gây ra các vấn đề cho sức khỏe. Cách thở đúng, thở sâu giúp hệ bạch huyết hoạt động tốt và thực hiện đúng cách các chức năng của mình.
Hậu quả của quá trình thở nông
Trong cuốn sách mới về hô hấp, Tến sĩ John West đã chứng minh hơi thở nông không cung cấp, không vận chuyển đầy đủ oxy đến các tế bào khác nhau trong cơ thể.
Thở nông và hypocapnia
Sau khi hít vào lượng không khí nhất định, chúng ta cũng phải thở ra ngần ấy lượng không khí. Trong trường hợp thở nông, cơ thể không nhận được đầy đủ lượng oxy cần thiết, khiến một bộ phận khá quan trọng trong phổi không thực sự làm việc hiệu quả. Thay vào đó, chúng ta chỉ thở ra thêm khí carbon dioxide (Co2).
Mức độ thấp của khí Co2 (tình trạng gọi là hypocapnia) là điều khá nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hầu hết cơ quan trong cơ thể. Theo Tiến sĩ Kashiba đến từ Đại học Keio (Tokyo, Nhật bản), Co2 là một trong những chất giãn mạch tự nhiên mạnh nhất được biết đến. Nói cách khác, khi mức độ Co2 thấp, tĩnh mạch, các mạch máu ngoại vi đều bị teo và giảm ồ ạt lưu lượng máu đến mọi cơ quan của cơ thể. Nhiều nghiên cứu y khoa đã chứng minh tác dụng của hypocapnia trên mỗi cơ quan cũng như toàn bộ cơ thể.
Thở nông và các bệnh tâm thần
Ngoài việc hạn chế lưu lượng máu, mức độ Co2 thấp cũng ảnh hưởng đến các chứng năng thần kinh. Năm 1988, các nhà nghiên cứu sinh lý học tại Đại học Duke phát hiện ra rằng: Bằng cách điều chỉnh hơi thở, bộ não có thể quản lý sự kích thích, hưng phấn của chính nó. Nghiên cứu này chỉ ra rằng: Hơi thở kém là nguyên nhân tạo ra ảo giác, thay đổi tâm trạng, làm phát sinh nỗi sợ hãi và các bệnh tâm thần khác. Nói cách khác, khi thở nông, mạch máu bị teo lại và không thể vận chuyển oxy đến não có hiệu quả. Kết quả: Não dễ bị kích động, dẫn đến những chứng rối loạn tâm thần.
Nếu bộ não của con người rất dễ bị kích động. Chúng ta sẽ hình dung những hình ảnh đáng ghê sợ (như có con sư tử ở sau lưng). Lúc đó, chúng ta nghĩ rằng hình ảnh này là hiện thực và ngay lập tức có phản ứng sinh lý từ suy nghĩ đó như: khiếp sợ, đau tim…
Ngay cả khi hậu quả để lại không quá nghiêm trọng, sự tưởng tượng thường trực cũng khiến chúng ta mất trập trung, dễ bị phiền nhiễu bởi bộ não quá kích động.
Thở nông và bệnh tật
Cuối những năm 1960, đầu những năm 1970, bác sĩ người Nga Buteyko đã phát hiện ra rằng: Cách thở đúng có thể chữa được hơn 200 loại bệnh mãn tính, bao gồm béo phì, hầu hết bệnh tâm thần hay rối loạn tâm thần… Bác sĩ Buteyko cũng phát triển chuỗi các bài tập và phương pháp mà mọi người có thể vận dụng để từng bước nâng cao hiệu quả của từng hơi thở. Nhiều bài tập trong số này đòi hỏi sự giám sát của bác sĩ và những người hướng dẫn có chuyên môn.
Phồng bụng lên khi hít vào, giữ lại, hóp bụng lại khi thở ra, thời gian thở gấp đôi thời gian hít vào |
Bài tập số 1: đếm từng hơi thở
Nằm xuống sàn nhà có trải đệm. Đặt chiếc gối nhỏ dưới đầu gối. Cách khác, chúng ta có thể ngồi thẳng lưng trên ghế. Mục đích chính của bài tập này là luôn giữ lưng thẳng trong quá trình thở. Đặt tay phía bên trên bụng.
Bắt đầu có ý thức về hơi thở của mình, để ý đến nhịp rung của đôi tay đặt trên bụng. Chúng ta có thấy tay được nâng lên và hạ xuống đều đều hay không? Đây là bước đầu tiên cho bài tập thở. Tiếp tục hít thở theo cách này với 100 hơi thở sâu, cố gắng đếm từng hơi thở (hít vào, thở ra)…
Có nhiều khả năng bị phân tâm và quên mất số lần thở. Khi đó, chúng ta nên tập trung vào việc thở. Nhưng thiếu một vài hơi thở hoặc lỡ một nhịp đếm không phải là điều quá quan trọng khiến bạn phải nhụt chí. Hãy tiếp tục với bài tập, chúng ta sẽ quen với việc tập trung trong những lần sau.
Điểm nhấn của bài tập này là giúp chúng ta thay đổi cách thở, bắt đầu tập thở sâu tự nhiên suốt ngày. Tiến đến con số 100 rất quan trọng vì nó giúp mỗi người lưu tâm hơn đến từng hơi thở.
Bài tập số 2: khả năng thở sâu
Thực hiện bài tập này bằng cách ngồi xuống hoặc đứng lên. Người tập nên chuẩn bị sẵn đồng hồ bấm giờ để đếm chính xác khoảng thời gian tập thở. Mục đích của bài tập này là tập thở với yêu cầu ban đầu là 1 giây hít vào, giữ hơi thở trong 4 giây và thở ra trong 2 giây. Sau đó, người tập có thể tập hít vào khoảng 7 giây, giữ hơi thở 28 giây và thở ra trong khoảng 14 giây. Tuy nhiên, tỉ lệ trung bình 3-12- 6 cũng là con số tốt. Hãy tập luyện cho đến khi đạt được con số 7-28-14 một cách tự nhiên nhất. Tiếp tục quá trình này (hít vào, giữ hơi thở, thở ra) 10 lần.
Chúng ta có thể gặp phải triệu chứng hoa mắt, choáng váng trong quá trình tập thở. Cảm giác này là hoàn toàn bình thường. Đó là lý do tại sao nên bắt đầu bài tập ở tư thế ngồi.
Bài tập số 3: tập với cường độ yoga thấp
Tập luyện Yoga giúp điều chỉnh hơi thở hòa hợp với cơ thể và tâm trí. Tất nhiên, nên tìm giáo viên Yoga chuyên nghiệp để nhờ họ hướng dẫn cách thở và cách rèn luyện với các động tác.
Thở tốt là sống khỏe
Dưới đây là những lợi ích mà việc thở đúng cách mang đến cho bạn:
1) Đạt được mức năng lượng cao suốt cả ngày.
2) Giảm được cảm giác thèm cà phê, đường.
3) Giảm cân.
4) Một số vấn đề sức khỏe được cải thiện (hen suyễn, ngưng thở khi ngủ, cảm giác hoảng sợ, đau khớp…).
5) Có khả năng tập trung cao trong thời gian dài.
6) Tăng thời gian làm việc.
Thành công lớn nhất của quá trình này là biết thở đúng cách. Khi đó, chúng ta đang sở hữu trong tay cơ thể có khả năng tự ngăn ngừa và giải phóng khỏi bệnh tật. Tất cả đều miễn phí.
Theo Phương Linh (songmoivn)