Đàn ông

🍀 Tôi là kết quả của một phép màu nhiệm, đang sống và đang thở. Mỗi giây phút tôi có mặt trên đời là một món quà quý giá. Tôi sẽ không để nó trôi qua vô nghĩa. Mỗi ngày trôi qua, miễn là vẫn còn sống, tôi sẽ trở nên tốt hơn bản thân của ngày hôm qua. Khi cuộc sống khó khăn, tôi sẽ nỗ lực hơn nữa để vượt qua. Tôi không tìm lý do để thoái thác. Tôi đương đầu với thách thức và chinh phục chúng. Tôi từ chối trở thành người ở mức trung bình. Cho dù cả thế giới có dìm tôi xuống, bằng mọi giá tôi sẽ ngoi lên. 

🍀 Xin chào Bạn! "Mỗi chúng ta đều chịu tác động của ít nhất 4 môi trường: gia đình, nhà trường (thầy cô, bạn bè), xã hội (nhóm sở thích, internet, báo đài, hàng xóm), và nơi làm việc. Chúng ta phần nhiều chịu phân tán về Kiến thức, Thái độ, Kỹ năng và quan trọng hơn đó là Sức học tập. Build to last forever được lập ra để điều chỉnh lại những gì thực sự thuộc về nền tảng CON NGƯỜI. Đây chính là môi trường ươm mầm tài năng cho các gia đình, doanh nghiệp và xã hội. Chào mừng Bạn đã đến đúng môi trường phát triển- MÔI TRƯỜNG THỨ 5". Chào đón Bạn đến ngôi nhà chung của chúng tôi_  Build to last forever. Chúng ta nhất định là những người bạn tốt, vui vẻ, tự do và làm chủ cuộc đời mình.
  • Đỗ Nguyên
  • Search google Build to last forever

    Thứ Tư, 10 tháng 1, 2018

    1001 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NGHỀ MARKETING

    Phần 1: Marketing Client là làm cái gì?

    A. Làm Marketing là làm gì?
       - Trách nhiệm của Marketing Client: đa phần mọi người chỉ thấy phần nổi của tảng băng


    • Kiến trúc Thương hiệu (Brand Architecture): được lập ngay từ khi nhãn hàng được khai sinh, và thường chỉ được điều chỉnh khi có những thay đổi lớn về chiến lược phát triển của nhãn hàng đó.
    • Định vị Thương hiệu (Brand Key Positioning)
    • Kế hoạch Marketing (Brand Marketing Plan): được xây dựng hàng năm, vạch rõ mục tiêu và những hoạt động chiến lược của nhãn hàng trong năm đó
    • Chiến lược Thương hiệu (Brand Vision Plan): được xây dựng và làm mới mỗi 3-5 năm, giúp định hướng cho mọi hoạt động của Marketing, đảm bảo thương hiệu đi đúng định vị, đúng tầm nhìn và nhất quán.
    • Thực thi ngoài thị trường (In- Market Execution): các sự kiện kích hoạt tại điểm bán, 
    • Quảng cáo & Truyền thông (Advertising & Media): làm quảng cáo trên TV (chạy TVC), bài PR (PR digital), tổ chức sự kiện, ...
    1. Hoạch định chiến lược


    • Định vị thương hiệu: xác định độ lớn thị trường, phân khúc thị trường, phân khúc khách hàng, và xác định "Tại sao khách hàng phải mua hàng, tại sao khách hàng phải trả tiền cho sản phẩm/ dịch vụ của Bạn?"
    • Kiến trúc thương hiệu: thương hiệu xây dựng theo Main brand hay sub brand hay category brand, funtion brand, hay mix brand, ...
    • Chiến lược thương hiệu: làm thế nào để Play to win
    • Kế hoạch Marketing: triển khai vào thực tế theo 3 mục tiêu dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.
    2. Mô hình 6P (Product, Packaging, Price, Place, Promotion, Positioning)nền tảng 4P (Product, Price, Place, Promotion) mở rộng với quy trình thực tế hơn thành khái niệm 6P.

     
    • Hiểu người dùng (dựa vào khách hàng mục tiêu): chúng ta cần tìm hiểu nhu cầu, mong muốn, suy nghĩ, hành vi của họ, ... Có thể có số liệu này từ kết quả nghiên cứu người tiêu dùng hoặc những quan sát ghi nhận của chúng ta về thị trường, ...
    • Phân khúc nhu cầu: chia những nhóm người tiêu dùng thành những mảng thị trường nhở hơn, xác định những phân khúc thị trường tiềm năng, và có chiến lược cho từng phân khúc. Ví dụ như kem đánh răng cho nhóm người tiêu dùng nữ từ 18-35 tuổi có thể có các nhu cầu khác nhau như ngừa sâu răng, hơi thở thơm, trắng răng, cho răng chắc khỏe, ... 
    • Sự thật ngầm hiểu (insight): những trăn trở, âu lo, nỗi đau, những mong muốn, suy nghĩ thầm kín, những sự thật ẩn dấu bên trong tâm trí của người tiêu dùng, ... Mà khi chúng ta chạm được vào đó, chúng ta sẽ thay đổi suy nghĩ và hành vi của họ. Những insight này sẽ được xác định thành nhu cầu cụ thể giúp chúng ta đưa ra ý tưởng sản phẩm.
    • Phát triển sản phẩm: để thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của khách hàng.
    • Thông điệp định vị: phát triển sản phẩm, bao bì, giá cả phù hợp
    • Phân phối & bán hàng: xác định kênh và chiến lược phân phối, bán hàng để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Ở thị trường Việt Nam có các kênh Model Trade (kênh hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, ...), General Trade (kênh truyền thống như chợ, cửa hàng tạp hóa, ...), Horeca (kênh giải khát như nhà hàng, khách sạn, quán ăn, ...), ...
    • Ý tưởng lớn: Lập kế hoạch quảng cáo & truyền thông để tăng nhận biết và kích thích người tiêu dùng mua sản phẩm.
    • Quảng cáo sáng tạo: thông thường chúng ta sẽ làm việc với các công ty quảng cáo để đưa ra các ý tưởng quảng cáo sáng tạo và 
    • Digital Marketing: gia tăng trải nghiệm online, call to action.
    • Truyền thông hiệu quả: mang các ý tưởng này lên các kênh truyền thông phù hợp như TV, báo chí, digital, radio, quảng cáo ngoài trời, ... đây là các hoạt động gọi chung là Above the line.   
    • Kích hoạt thương hiệu: nói cho người nghe thôi chưa đủ, có thể chưa áp phê, nhất là khi trên thị trường đầy dẫy các thông điệp quảng cáo của hàng ngàn thương hiệu, chúng ta có thể thực hiện các chương trình kích hoạt thương hiệu (Below the line) như phát hàng mẫu, tổ chức sự kiện, khuyến mãi, quan hệ công chúng, ... để tạo điều kiện cho người tiêu dùng có cơ hội trải nghiệm thương hiệu, dùng thử sản phẩm, từ đó củng cố, thúc đẩy quyết định mua hàng
    3. Đo lường trách nhiệm: 

    1. Brand Key/ Brand Plan/ Brand Vision (định vị, kế hoạch, tầm nhìn thương hiệu)người làm Marketing phải chịu trách nhiệm về việc hoạch định chiến lược định vị, cốt lõi thương hiệu, xây dựng tầm nhìn thương hiệu trong dài hạn, và kế hoạch Marketing hằng năm.
    2. Brand Communication & Activation (tăng trưởng truyền thông và kích hoạt): thực các hoạt động truyền thông & kích hoạt thương hiệu ngoài thị trường để giúp nhãn hàng tăng trưởng hằng năm.
    3. Brand Innovation (tăng trưởng thông qua phát triển sản phẩm mới): mục tiêu tăng trưởng còn phải được đảm bảo qua việc đổi mới sản phẩm, phát triển sản phẩm mới, bình mới rượu cũ, ...
    4. Brand Equity (tài sản thương hiệu): giá trị thương hiệu, đảm bảo sức khỏe thương hiệu Brand Health thông qua các chỉ số như Độ nhận biết, Dùng thử, Mức độ trung thành, Mức độ dùng thường xuyên và các điểm số ở những đặc tính thương hiệu cốt lõi.
    5. Brand Sales (doanh số bán): nhiệm vụ của marketing không những phải đạt chỉ tiêu doanh số hằng năm mà còn phải luôn đặt mục tiêu phát triển cao hơn mức tăng trưởng bình quân của thị trường.
    6. Brand Share (thị phần): tăng trưởng nhanh hơn ngành hàng là yếu tố cốt lõi, luôn hướng tới mục tiêu số 1 thị phần.
    7. Brand Profit & Loss (lợi nhuận): đảm bảo lợi nhuận cho nhãn hàng. Để làm được điều này cần thường xuyên theo dõi chi phí nguyên liệu đầu vào, chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, để giữ lợi nhuận ở mức ổn định như mong muốn.
    B. Làm Marketing là làm với ai?
       - Vai trò dẫn dắt của Marketing Client: Marketing như là đầu tàu, dẫn dắt, lôi kéo, lãnh đạo, truyền cảm hứng cho tất cả các phòng ban, bao gồm cả agency trên hành trình xây dựng thương hiệu để đạt chỉ tiêu doanh số.


    1. Bên trong: các phòng ban nội bộ

    • Nhóm thương mại (Commercial): Marketing, Sales, Trade Marketing
    • Nhóm vận hành (Operation): Nghiên cứu & phát triển, quản lý chất lượng (R&D), chuỗi cung ứng (Supply Chain), nhà máy (Factory), mua hàng, xuất nhập khẩu ( Purchasing). Marketing làm việc với các phòng ban này để đảm bảo việc phát triển sản phẩm mới và cung ứng hàng hóa được diễn ra trơn tru và thông suốt.
    • Nhóm hành chính (Administrtion): phòng tài chính, pháp chế, nhân sự, IT. Công việc Marketing thường làm với nhóm này bao gồm quản lý ngân sách, lợi nhuận, các vấn đề về pháp lý, tuyển dụng, đào tạo, hoặc xây dựng hệ thống báo cáo
    • Nhóm dịch vụ Marketing (Survices): các công ty có khuynh hướng xây dựng các phòng ban chuyên môn có vai trò như một agency thu nhỏ bên trong công ty để tối ưu tốc độ dịch vụ và quản lý chi phí. Bao gồm các bộ phận Truyền thông (Media), Nghiên cứu thị trường (Research), Thiết kế sáng tạo (Creative). Marketing sẽ làm với phòng ban này như một agency thực thụ. 
    2. Bên ngoài: agency bên ngoài, khách hàng, đối tác, nhà cung cấp, ...


    • Tìm đối tác chiến lược (Agency of Record): agency có khả năng tương đối toàn diện để phụ trách toàn bộ các kế hoạch truyền thông. Agency này sẽ chịu trách nhiệm trong mọi hoạt động và ngân sách, từ việc đưa ra ý tưởng lớn, chiến lược truyền thông đến việc thực thi giám sát và báo cáo kết quả. Họ có thể tự làm phần lớn các hoạt động và out source các phần còn lại cho những đối tác hoặc agency con trong cùng hệ thống
             - Ưu điểm: việc thực thi nhất quán, và Marketing sẽ dễ theo dõi, dễ giám sát
             - Nhược điểm: chi phí cao do phải trả chi phí quản lý, và ít lựa chọn về đối tác- nhân sự thực hiện do các agency thường có khuynh hướng sử dụng các công ty con trong cùng mạng lưới.
            
    • Tự quản lý (Individual Agencies): mời nhiều agency có chuyên môn khác nhau cùng tham gia vào một dự án. Marketing chính là người đưa ra chiến lược tổng thể, điều phối giữa các agencies, giám sát thực thi.
              - Ưu điểm: tiết kiệm được ngân sách, và có sự lựa chọn agency đa dạng hơn
            - Nhược điểm: Marketing sẽ vất vả hơn rất nhiều để duy trì sự đồng bộ và tính nhất quán trong chiến dịch

    • Agency tư vấn (Consultancy): Marketing thuê 1 agency hoặc 1 team tư vấn về thương hiệu giỏi để vạch ra chiến lược truyền thông, ý tưởng sáng tạo, sau đó tìm các agency phù hợp để thực thi.
    "Trên thực tế, việc lựa chọn và quản lý angency phức tạp hơn như vậy nhiều, tùy thuộc vào bản chất công việc, mối quan hệ, loại chiến dịch, ngân sách, và những tình huống cụ thể, Bạn sẽ lựa chọn một hay nhiều cách khác nhau."
    C. Marketing Client cần chuẩn bị gì?
       - Con đường nghề nghiệp, tố chất & kỹ năng cần thiết.

    1. Con đường nghề nghiệp Marketing Client:

    • Thực tập/ Thực tập Marketing (Intern/ Marketing Assistant): hỗ trợ, theo dõi và báo cáo.
    • Nhân viên Marketing (Marketing Executive): được thực thi các dự án nhỏ, đơn lẻ. Nếu giỏi có thể được giao 1 thương hiệu nhỏ trong công ty, đây sẽ là bước đệm, nếu thành công sẽ bước lên trưởng nhãn hàng.
    • Trợ lý Trưởng nhãn hàng (Assistant Brand Manager): rành rẽ việc định hướng thương hiệu, lập kế hoạch, quản lý, giám sát, và bớt đi trách nhiệm thực thi và báo cáo cho các bạn trẻ khác trong team.
    • Trưởng nhãn hàng (Brand/ Product Manager):
    • Trưởng nhãn hàng cấp cao (Group/ Senior Brand Manager):
    • Trưởng ngành hàng (Category Head/ Business Director):
    • Giám đốc Marketing (CMO_ Chief Marketing Officer/ Vice President - Marketing):
    2. Tố chất và kỹ năng để thành công:
    • Ham học hỏi, tò mò: mọi thứ luôn thay đổi, thị trường thay đổi, đối thủ thay đổi, người tiêu dùng thay đổi, công nghệ thay đổi, truyền thông thay đổi. Theo đó, phân khúc, định vị, sự thấu hiểu thói quen và nhu cầu, cách tiếp cận của chúng ta đối với người tiêu dùng cũng phải thay đổi theo. Đặc biệt, Bạn nên có sự tò mò cực lớn về người tiêu dùng và thị trường, không chỉ riêng về ngành hàng của mình mà còn những ngành hàng khác tương tự. Hãy luôn hỏi Tại sao và Vì sao?
    • Kiên định & quyết đoán: Sự đúng sai trong Marketing chỉ mang tính tương đối, không có bất kỳ điều gì đúng hoàn toàn, hoặc sai hoàn toàn, điều làm Bạn thành công là phải luôn có lựa chọn của riêng mình và hãy theo đuổi nó tới cùng.  
    • Linh hoạt và cởi mở: nghe có vẻ mâu thuẫn với tố chất thứ hai đúng không? Thật ra hai điểm này bổ sung cho nhau, kiên định không đồng nghĩa bảo thủ, không cho rằng chỉ có một con đường duy nhất để đạt kết quả, sự thay đổi không ngừng của môi trường xã hội, của kinh doanh, của người tiêu dùng buộc Bạn phải luôn thay đổi và sáng tạo trong cách làm để tạo ra đột phá. Đôi khi Bạn phải vượt qua mọi khuôn khổ của lối suy nghĩ cũ, vượt qua chủ quan và định kiến của bản thân để đón nhận những điều mới mẻ, những điều mà Bạn chưa từng nghĩ đến bao giờ nhưng có thể sẽ thay đổi hoàn toàn cục diện
    • Khả năng phân tích tốt: mỗi ngày Bạn sẽ đối diện với vô vàn tình huống mới liên quan tới nhiều khía cạnh khác nhau, đứng trước một mớ hỗn độn nhiều dữ liệu và thông tin về thị trường, về tình hình kinh doanh, về đối thủ, về người tiêu dùng, ... Bạn phải có khả năng chọn lọc, phân tích và đưa ra những quyết định kịp thời và phù hợp
    • Khả năng truyền đạt tốt: trong công việc Marketing, Bạn đóng vai trò là nhạc trưởng chỉ huy toàn bộ giàn nhạc, bao gồm nhiều đối tác trong và ngoài công ty. Để tạo nên một tác phẩm nhạc xuất sắc, người nhạc trưởng cần đảm bảo các nhạc công hiểu chính xác và kịp thời ý tưởng và yêu cầu của mình và ngược lại mình cũng cần lắng nghe ý kiến của các nhạc công để đưa ra những điều chỉnh phù hợp.
    • Lãnh đạo giỏi: trong công việc Marketing, Bạn sẽ gặp rất nhiều người, làm việc với nhiều cá tính khác nhau (ông giám đốc tài chính khó tính, người giám đốc sáng tạo bảo thủ, anh nhân viên bán hàng bình dân, ...). Bạn phải biết khéo léo, biết lắng nghe, và tìm ra cách làm việc với tất cả mọi người. Trên hết, Bạn phải tìm ra và khơi dậy hết những điểm mạnh của họ để dẫn dắt, định hướng, lôi cuốn, và truyền cảm hứng không chỉ cho trong team Marketing mà còn với agency bên ngoài và tất cả các phòng ban trong công ty để mọi người sẵn sàng đồng lòng và hết lòng với Bạn trong hành trình xây dựng thương hiệu.
    • Đam mê: phải yêu mình, yêu nghề, yêu nghề. Tìm thấy được niềm đam mê Marketing. Ngành này vốn thử thách, công việc lúc nào cũng có lúc thăng, lúc trầm. Khi thì tăng thị phần, khi thì rớt số, trễ tiến độ, bị cắt ngân sách. Nếu không có đam mê, Bạn rất dễ bị bỏ cuộc. Lửa đam mê chính là cái giữ ta lại với ngành, gắn bó với thương hiệu, vượt qua những khó khăn. Cũng chính lửa đam mê sẽ thôi thúc Bạn không tự hài lòng với chính mình hay cách làm hiện tại; luôn tìm tòi, sáng tạo, để vượt lên trở thành người dẫn đầu. Marketing không chỉ là nghề nghiệp mà đó chính là cuộc sống, là đam mê.
    KỶ NIỆM 15 NĂM EUROWINDOW CN HCM

    Lê Hồ Mỹ Duyên

    Phần 2: Trade Marketing là làm cái gì?

    1. Tầm quan trọng của Trade Marketing
        1.1. Tại Việt Nam có bao nhiêu cửa hàng tạp hóa, điểm bán lẻ, bao nhiêu siêu thị trên toàn quốc?
    • Hơn 1,1 triệu điểm bán lẻ trên toàn quốc.
    • Hơn 2.300 siêu thị thuộc mọi hệ thống.
        1.2. Bao nhiêu sản phẩm được tung ra thị trường mỗi năm và bao nhiêu % trong số đó sẽ thành công hay biến mất trong vòng 1 năm?
    • Mỗi năm có hơn 7.200 đơn vị sản phẩm được tung ra trên thị trường tương ứng có trên 7.200 chiến dịch tung hàng và thâm nhập vào các điểm bán để dành lấy thị phần.
    • Hơn 80% sản phẩm sẽ lặng lẽ biến mất chỉ sau 1 năm, 20% tồn tại trong năm đầu tiên, và sau 3 năm tiếp theo chỉ có 5% sản phẩm là thành công (Quy luật Pareto 80-20)
        1.3. Bao nhiêu % người mua hàng sẵn sàng thay đổi quyết định muc sản phẩm trong cửa hàng, mặc dù đã có kế hoạch mua hàng trước đó?
    • Hơn 70% người tiêu dùng quyết định mua tại điểm bán
    • Hơn 25% sẵn sàng đổi sản phẩm mặc dù đã có kế hoạch trước. Sự thay đổi do sự tác động của các chương trình tại điểm bán như chương trình khuyến mãi, chương trình trưng bày, hoạt náo.
    Làm thế nào để thay đổi hành vi mua hàng của người mua hàng? Làm sao để thúc đẩy các quyết định mua hàng thông qua các hoạt động thương hiệu tại điểm bán?

    2. Trade Marketing là gì?
    • Tổ chức xây dựng chiến lược ngành hàng & chiến lược thương hiệu trong hệ thống kênh phân phối
    • Thông qua sự thấu hiểu người mua hàng (shopper) & khách hàng của công ty (customer) mà cụ thể là các đối tác phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ & các khách hàng trọng điểm.
    • Để đạt được các chỉ tiêu về tăng doanh số, thị phần & lợi nhuận không những cho công ty mà còn cho khách hàng.
       2.1. Định nghĩa: Nôm na, Trade Marketing là chương mại hóa chiến lược về Marketing, biến các hoạt động Marketing thành các hoạt động mang tính thương mại. Đầu tư các hoạt động Trade Marketing sẽ trực tiếp thu về các nguồn tiền về sau khi triển khai các chương trình trên thị trường.

       2.2. Sự khác biệt giữa Trade Marketing & Brand Marketing:
    • Brand Marketing: tập trung vào người tiêu dùng (Consumer) với các hoạt động như Quảng cáo, TVC, tổ chức sự kiện, PR digital, 
    • Trade Marketing: tập trung vào các hoạt động vào người mua hàng (Shopper) với các hoạt động tại điểm bán như chương trình khuyến mãi sản phẩm, giảm giá, trưng bày hay các hoạt động phát triển ngành hàng tại điểm bán

    3. Các đối tượng của Trade Marketing:
       
    • Tương tác giữa công ty và người tiêu dùng còn gọi là Brand Marekting: là các hoạt động Marketing thuần túy tác động vào tâm trí, hành vi người tiêu dùng (consumer) như Quảng cáo, PR, TVC, event, sampling, ...
    • Tương tác giữa công ty và khách hàng còn gọi là Customer Marketing: như các hoạt động thúc đẩy khách hàng mua hàng để phân phối lại như khuyến mãi, quà tặng, giảm giá, thi đua bán hàng dành cho bán hàng, ...
    • Tương tác giữa Người tiêu dùng và khách hàng còn gọi là Shopper Marketing: là các hoạt động thúc đẩy quyết định mua hàng của người tiêu dùng trong cửa hiệu như trưng bày, khuyến mãi, hoạt náo, ...
    • Như vậy Trade Marketing sẽ đảm đương hai nhiệm vụ Customer Marketing và Shopper Marketing.
    • POP (Point of purchase) là nơi tập trung các kết quả hoạt động của Marketing brand, Marketing thương mại dẫn đến các quyết định mua hàng cuối cùng.
    "" Trade Marketing có ý nghĩa quyết định trong việc chiến thắng tại điểm bán, thay đổi hành vi và quyết định của người mua hàng. Tại điểm bán không chỉ có cuộc chiến về truyền thông trong cửa hiệu mà còn có cuộc chiến dành lấy sự ủng hộ của khách hàng và cuối cùng là cuộc chiến danh mục sản phẩm dành vị trí_ vị trí trưng bày_ thúc đẩy quyết định mua hàng cuối cùng của người mua hàng. ""
    4. Đâu là sự khác biệt giữa Người tiêu dùng (Consumers) và Người mua hàng (Shoppers)?
    • Người tiêu dùng (Consumers): là người sử dụng các sản phẩm cuối cùng, end users.
    • Người mua hàng (Shoppers): là người đưa ra các quyết định mua hàng tại điểm bán. Người mua hàng không hẳn là người tiêu dùng nhưng đôi khi họ là một người. Người mua hàng có thể mua cho họ hoặc là mua cho gia đình.

    Người tiêu dùng và người mua hàng ai sẽ là người quan trọng hơn? Ai sẽ là người quyết định cho các hoạt động tại điểm bán? 
    • Bên ngoài điểm bán: người tiêu dùng chịu ảnh hưởng của truyền thông, định vị của thương hiệu, họ suy nghĩ về thương hiệu nhiều hơn và có quyết định lập sẵn trước khi bước vào cửa hiệu.
    • Khi bước vào cửa hiệu, họ trở thành người mua hàng, họ bị tác động bởi các chương trình khuyến mãi, như trưng bày, giảm giá, và đa phần họ sẽ thay đổi quyết định mua hàng ngay tại cửa hiệu => Đây chính là tác động của Trade Marketing. 
    5. Nhiệm vụ của Trade Marketing? 

    "Khách hàng đến với Bạn vì điều gì thì sẽ ra đi với Bạn vì điều đó"


      5.1. Customer Development: là các hoạt động nhằm phát triển mạng lưới phân phối hàng hóa, phát triển khách hàng:
    • Phát triển kênh phân phối (Channel Development): là các hoạt động nhằm mở rộng mạng lưới bán hàng của công ty thông qua việc phát triển hệ thống phân phối của công ty ở những khu vực mới như khu vực thành thị, nông thôn hoặc xuất khẩu ra nước ngoài hoặc kênh tiêu thụ mới như kênh online, kênh cửa hàng tiện lợi hoặc kênh trung tâm thương mại
    • Chiết khấu thương mại (Trade Discount): chiết khấu cho khách hàng siêu thị (BigC, Co-op, Metro, ...) hoặc các điểm bán tại kênh truyền thống để họ mua lại- phân phối lại sản phẩm của công ty
    • Chương trình dành cho khách hàng trung thành (Loyalty Program): các khuyến mãi mua hàng mua hàng với số lượng lớn. Có thể là khuyến mãi trên hóa đơn khách hàng hoặc khuyến mãi bằng quà tặng, cộng dồn, trả thưởng cuối năm nhằm khuyến khích khách hàng nhập hàng, tăng tồn kho thông qua đó tạo động lực cho nhà phân phối- nhà bán sĩ- bán lẻ giúp đẩy hàng của công ty ra thị trường một cách nhanh chóng
    • Sự kiện, Hội nghị khách hàng (Customer Events): mục tiêu tri ân, khen thưởng, tạo điều kiện cho sale team thắt chặt mối quan hệ với các đối tác phân phối bán hàng của công ty.
      5.2. Category Development: phát triển ngành hàng, tối ưu sự hiện điện của các sản phẩm trong hệ thống kênh phân phối và kích thích tiêu thụ.

    • Chiến lược danh mục sản phẩm (Porfolio): trưng bày sản phẩm mới bên cạnh các sản phẩm cũ, bán chạy (ví dụ sữa tắm bên cạnh dầu gội đầu đang bán chạy giúp sản phẩm mới có cơ hội được chú ý nhiều hơn tăng hiệu quả của việc bán chéo danh mục sản phẩm
    • Chiến lược kích cỡ- bao bì (Pack- size): size nhỏ (gói nhỏ, chai nhỏ) giúp tiết kiệm giúp người bán sẽ lấy bán thử, người mua dễ dàng dùng thử giúp gia tăng độ phủ tốt hơn so với bao bì kích cỡ lớn và giá cao hơn.
    • Chiến lược bao phủ, thâm nhập (Penetration): ở đây có câu nói "khách hàng đến với Bạn vì điều gì thì họ sẽ ra đi vì điều đó". Nếu như Bạn cho họ nhiều lợi nhuận, nhiều chiết khấu thì càng ngày họ sẽ càng đòi hỏi thêm nhiều chiết khấu- lợi nhuận. Do đó nếu Bạn có chiến lược phát triển ngành hàng giúp đỡ họ, hỗ trợ khách hàng tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, thì Bạn có cơ hội mở rộng kinh doanh cùng khách hàng với chi phí tối ưu mà không phụ thuộc vào bất cứ chiết khấu nào. Ví dụ: Bạn có thể từ chối khách hàng về chiết khấu thêm nhưng hỗ trợ lại cho họ bằng các hoạt động bán hàng, các hoạt động hỗ trợ phát triển ngành hàng như sơ đồ trưng bày hiệu quả để khách hàng tăng doanh thu và tăng lợi nhuận. 
    • Từ chiến lược bao phủ- thâm nhập, qua đó có thêm thêm nhiều người mua, nhiều người dùng thử (Trade-in); sau đó đó sẽ khuyến khích họ mua nhiều hơn, sử dụng nhiều hơn, nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau trong danh mục (gọi là Trade- across); và cuối cùng là đề xuất họ sử dụng các sản phẩm cao cấp hơn, có giá trị nhiều hơn đánh vào các nhu cầu cao hơn (gọi là Trade-up).
       5.3. Consumer Engagement: marketing tại điểm bán dành cho người mua hàng, người tiêu dùng. Đây là các hoạt động kích hoạt bên trong cửa hiệu nhằm thúc đẩy, thay đổi quyết định mua hàng
    • Khuyến mãi cho người mua hàng (Consumer Promotion): mua dầu gội đầu tặng dầu xả, mua sữa rửa mặt tặng dao cạo râu, mua bột giặt tặng nước giặt, ... Mục tiêu chiến lược này không nhằm mục tiêu tăng doanh số mà còn có tác dụng tưởng thưởng cho những người tiêu dùng trung thành, khuyến khích họ xài thử sản phẩm mới, khuyến khích họ mua nhiều hơn, hay sử dụng các bao bì với kích cỡ lớn hơn
    • Trưng bày danh mục sản phẩm (Merchandising): là việc sắp xếp, trưng bày các sản phẩm với các nhãn hàng một cách hợp lý và logic nhất. Ví dụ tạo sự ưu tiên cho các sản phẩm mới theo kiểu hàng kèm hàng (combo, bundle) giúp công ty tận dụng sức mạnh của những sản phẩm thành công trên thị trường để đưa ra các sản phẩm mới. Ví dụ khác là mua chéo (cross selling) như trưng bày dầu gội, sữa tắm, sửa rửa mặt, lăn khử mùi chung với nhau theo bộ sẽ giúp phát triển toàn bộ ngành hàng. Tùy từng thời điểm của thương hiệu sẽ có chiến lược khác nhau.
    • Trưng bày Point of Sales Materials (P.O.S.M): là các vật dụng để hỗ trợ bán hàng, trưng bày tại điểm bán. POSM có nhiều loại như tầm xa thì có Bill board (dùng làm bảng hiệu, bảng quảng cáo đặt trước cửa hàng, siêu thị), Poster treo tường, cho đến những POSM trong tầm tay- tầm mắt người tiêu dùng như bảng giákệ trưng bàyụ trưng bày tại siêu thị, hay menulót ly rượuđồ khui trên bàn, thậm chí cả đồng phục của các Bạn PG, ... Tất cả là những cơ hội để thương hiệu có thể gây chú ý đến người tiêu dùng.

    • Kích hoạt tại điểm bán (POP activation): là những hoạt động hoạt náo, nhằm lôi kéo sự chú ý của người mua hàng bên trong cửa hiệu. Những hoạt động kích hoạt tại điểm bán có thể diễn ra bên trong hoặc bên ngoài siêu thị, hoặc bên trong chợ, trong trường học, trong các trung tâm thương mại, nơi có sự hiện diện của người tiêu dùng và các sản phẩm.




      5.4. Company Engagement: là các hoạt động tương tác, hỗ trợ, động viên, huấn luyện, khen thưởng, kích thích đội ngũ sale, nhân viên bên trong công ty để thúc đẩy việc thi đua bán hàng

    • Dự báo, đặt mục tiêu (Sales Forcast/ Target): xây dựng các chỉ tiêu doanh số, bao phủ, thị trường, ...
    • Kích hoạt đội ngũ Sales (D-Day, Sales Brief): tổ chức các ngày hội D-Day với marketing team, giới thiệu các sản phẩm, truyền lửa cho đội ngũ sales, 
    • Thi trưng bày (Visibility/ Display contest): đề ra các cuộc thi trưng bày
    • Thi bao phủ (Sales Contest/ Rally): cuộc thi bao phủ để kích thích động viên cho đội ngũ bán hàng nhằm đạt chỉ tiêu doanh số.
    "Đối với các công ty mà vai trò của cửa hiệu có đóng góp quan trọng vào hoạt động của kinh doanh như bán lẻ, thời trang, điện máy, nội thất, ... thì trade marketing được xem là có vai trò tương đương hoặc đôi khi còn ý nghĩa hơn cả marketing."
    Như vậy, các hoạt động của Trade Marketing là những hoạt động mang tính chất quyết định, thôi thúc hành vi mua hàng, quyết định nhãn hàng nào tại điểm bán.
    HỘI THẢO KINH DOANH

    HỘI THẢO KINH DOANH

    NÂNG CAO NĂNG LỰC QL&LĐ

     6. Con đường nghề nghiệp của Trade Marketing:

    • Sales or Trade Admin (Intern/ Sales or Trade Admin): 
    • Nhân viên tiếp thị thương mại (Trade Marketing Executive): liên quan tới tất cả các lĩnh vực thực thi, các chương trình khuyến mãi, thi đua bao phủ, chạy số liệu, cũng như các báo cáo doanh số, kết quả chương trình trade, các chương trình bán hàng, ...
    • Trợ lý trưởng phòng Tiếp thị Thương mại (Trade Marketing Assistant Manager): là bước đệm để trở thành trưởng phòng.
    • Trưởng phòng Tiếp thị Thương mại (Trade Marketing Manager): quản lý, lập kế hoạch và điều phối các hoạt động của Trade Marketing ở mức độ cao hơn, tiếp xúc nhiều khách hàng hơn, tổ chức các hội nghị khách hàng, đưa ra các ý tưởng giúp Brand team tung hàng, và Sales team bán hàng tốt hơn.
    • Trưởng phòng TTTM ngành hàng (Trade Category Manager):
    • Giám đốc ngành hàng (Trade Category Director, Customer Development Director): nơi Bạn có thể đưa ra các chiến lược ngành hàng cho các sản phẩm mới, tham gia và đóng góp vào các hoạt động phát triển danh mục sản phẩm chủ lực, chiến lược định giá- kích cỡ, chiến lược phân phối, chiến lược bán hàng
    • Giám đốc Marketing (CMO_ Chief Marketing Officer/ Vice President - Marketing): khi đóng góp của Bạn vào sự đóng góp của ngành hàng là đáng kể, Bạn có năng lực và có khả năng tạo ảnh hưởng lên các thương hiệu trong việc thúc đẩy toàn bộ ngành hàng tiến lên phía trước.
    7. Tố chất và kỹ năng:
       - Brand cần sự thấu hiểu về người tiêu dùng và truyền thông thì người làm Trade cần có sự nắm bắt về người mua hàng và các hoạt động thương mại của công ty. 

    • Nhạy cảm về kinh doanh: không vất vả, thực dụng như sales nhưng không bay bổng hào nhoáng như Marketing. Phần lớn chương trình Marketing đều phải hướng đến mục tiêu doanh số. Trade Marketing phải là những người có đầu óc thực tế, sự nhạy cảm về mặt kinh doanh, giúp chúng ta phát hiện ra những cơ hội bao phủ, trưng bày, chiết khấu hoặc về kênh phân phối và khách hàng, ... nhằm khai thác tối đa các cơ hội kinh doanh đó.
    • Lên kế hoạch & dự báo: là khả năng cực kỳ quan trọng trong việc đọc, hiểu và dự báo doanh số, lượng hóa các cơ hội kinh doanh, và chứng minh tính khả thi của các chương trình này. Kỹ năng này bao gồm khả năng đọc hiểu vấn đề số liệu, doanh số theo khu vực, theo ngành hàng, theo SKU, theo kênh, theo thời gian, ... từ đó có thể phát hiện ra các cơ hội của kênh để có thể đưa ra các dự báo về doanh số, tăng trưởng, hoặc các chương trình bán hàng phù hợp.
    • Phối hợp & dẫn dắt: ngoài làm việc với tất cả các phòng ban, 3 đối tượng quan trọng nhất của Trade là Sales, Marketing, và Customer. Đây là những đối tượng có tính cách rất khác nhau và rất khó quản lý. Do vậy nhiệm vụ của Trade Marketing là phối hợp với Marketing hỗ trợ, dẫn dắt đội ngũ Sales để tác động lên Cusomer, Shopper tại điểm bán. Đảm bảo tiến trình bán hàng, phủ hàng, ra hàng được diễn ra xuyên suốt, qua đó dành được sự ủng hộ của khách hàng, người mua, tạo niềm tin với Sales, Marketing. VD trong buổi Sales Brief trước khi tung hàng có sự tham gia của 3 đối tượng trên thì sự thành công của chương trình cần phải được đảm bảo bằng việc phải thuyết phục tất cả các đối tượng tin vào sự thành công của thương hiệu, của chương trình Trade Marketing. 
     Nguyễn Hoàng Khang

    Phần 3: Marketing cho Agency là làm gì?
    1. Khái niệm Client & Agency:
        1.1. Định nghĩa
    "Marketing là công việc quản trị, chịu trách nhiệm xác định, thúc đẩy và thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng nhằm tạo ra lợi nhuận (Chartered Institute of Marketing)" 
    "Marketing là việc truyền thông giá trị của sản phẩm hay dịch vụ đến người tiêu dùng nhằm mục tiêu bán hàng (wikipedia)"
     
    • Marketing Client: chịu trách nhiệm xác định, thúc đẩy và thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng
    • Marketing Agency: là việc truyền thông giá trị sản phẩm, dịch vụ đến người tiêu dùng một cách tốt nhất và hiệu quả nhất.
        1.2. Nhiệm vụ của Agency:
    • Điều mà Agency có thể làm cho Client là đưa ra những ý tưởng, những chương trình truyền thông sáng tạo, để làm sao quảng bá được thương hiệu, lôi kéo người tiêu dùng đến điểm bán và cuối cùng là họ quyết định mua sản phẩm
    • Công việc của Agency thường là quảng cáo, sáng tạo, truyền thông, thật sự hiệu quả
        1.3. Agency có những công ty như thế nào?
    • Công ty cung cấp dịch vụ tiếp thị (quảng cáo, digital, event, PR, ...)
    • Có năng lực chuyên môn riêng biệt tùy vào dịch vụ cung cấp (nghiên cứu thị trường, sáng tạo, ...)
    • Tư vấn giải pháp sáng tạo và khả năng thực thi ý tưởng. Họ là những công ty đưa ra cách giải quyết vấn đề cho client.
    2. Vai trò của Agency & Client:


    3. Sự sáng tạo của Agency trong truyền thông:


    "Agency luôn sống thầm lặng đằng sau những hào quang, những tác phẩm tuyệt vời"
    4. Các loại hình Agency phổ biến:


    • Creative (agency sáng tạo): đưa ra những ý tưởng, những giải pháp sáng tạo truyền thông.
    • Research (agency nghiên cứu thị trường): chuyên nghiên cứu những nhu cầu của khách hàng, của người tiêu dùng. Đo lường hiệu quả và giảm thiểu rủi ro khi ra quyết định Marketing
    • Branding (agency về thương hiệu): xây dựng những thương hiệu mới, bộ nhận dạng thương hiệu, cũng như cách nhận diện thương hiệu một cách đầy thú vị.
    • Digital (agency về digital): chuyên về các giải pháp Marketing trên nền kỹ thuật số
    • Event - PR (agency về sự kiện, PR): chuyên tổ chức hội nghị, sự kiện, các chương trình quan trọng.
    • Media (agency về truyền thông): chuyên mua bán các vị trí quảng cáo trên các kênh truyền hình. Xác định đối tượng người xem mà thương hiệu nhắm đến từ đó, quan sát xem khách hàng thường xem giờ nào, kênh nào nào, chương trình gì, ... để từ đó mua và phát thông điệp cho client.
    • Direct (agency trực tiếp): kích hoạt thương hiệu (activation).
    5. Cấu trúc một Agency:




    • Account & Client Services (dịch vụ khách hàng): bộ phận này thường đặt ra các nhiệm vụ với clients. Tìm hiểu xem những vấn đề, những nhu cầu làm việc với client. Là bộ phận giao tiếp giữa nội bộ agency với client và đối tác bên ngoài.
    • Planning & Analytics (hoạch định chiến lược): tìm kiếm những nhu cầu của người tiêu dùng, làm sao- cách thức nào để truyền thông hiệu quả đến với họ. Họ luôn tìm kiếm, tìm hiểu xem với mỗi sản phẩm, với mỗi thương hiệu thì người tiêu dùng đang trải nghiệm, đang cảm nhận sản phẩm như thế nào? Làm sao để thay đổi, làm sao để mối quan hệ này trở nên tốt hơn.
    • Creative & Design (Thiết kế & sáng tạo): là bộ phận xương sống, là nền tảng đưa ra các giải pháp sáng tạo cho khách hàng, ...
    • Copy & Content (nội dung): chịu trách nhiệm về mặt câu chữ, lời thoại và nội dung của dự án, ...
    • Technology & Production (sản xuất & kỹ thuật): chịu trách nhiệm thực thi các giải pháp sáng tạo như chụp hình, quay phim, sản xuất những đoạn video hay TVC, tạo ra những trải nghiệm cho người dùng, cho website trên APP hoặc các phương tiện truyền thông- direct được đề xuất
    6. Quy trình sáng tạo: từ yêu cầu đến giải pháp
       6.1. Từ yêu cầu đến giải pháp:

    • Project journey: Client brief (yêu cầu của khách hàng), Creative brief (yêu cầu sáng tạo), Creative Development (phát triển ý tưởng), Concept approval (hoàn thiện ý tưởng), Product & Development (sản xuất, xây dựng chi tiết), Launching (ra mắt), Delay & Monitoring (triển khai và theo dõi.
    • To do list of Client: Đặt yêu cầu, Đưa ý kiến & phê duyệt, Đánh giá.
    • To do list of Agency: Làm và nghiên cứu nhu cầu, Chiến lược & tạo cảm hứng, Khám phá & phát triển ý tưởng, Thuyết phục, điều chỉnh & hoàn thiện, Lập kế hoạch chi tiết & thực hiện, Triển khai thực tế & tạp media push, Theo dõi- báo cáo và tối ưu. 
       6.2. Quy trình thực hiện:


    7. Tố chất và kỹ năng của người làm Agency:


    • Sáng tạo: luôn phải tuôn trào ý tưởng, cách nghĩ mới, hoặc làm công việc thực thi khác biệt hơn.
    • Đam mê: nghề này rất cực, và tiêu tốn nhiều thời gian. Phải yêu thích & đam mê thực sự với ngành thì mới có thể bền với nghề và hiểu sâu sắc về công việc của mình.
    • Năng động: đảm bảo đủ năng lượng, làm nhiều công việc cùng một lúc và chống đỡ với áp lực và khối lượng công việc lớn. Bạn phải đảm bảo không bị đuối sức khi công việc luôn đòi hỏi sự linh hoạt cũng như linh động giải quyết vấn đề với nhiều vấn đề phát sinh trong một ngày.
    • Cá tính: Bạn cần phải có cá tính rất mạnh mẽ, thể hiện cái tôi của mình, đồng thời phải có khả năng thuyết phục khách hàng, bảo vệ luận điểm cũng như chinh phục người tiêu dùng
    • Luôn học hỏi: luôn học hỏi để đảm bảo mình đi kịp thời đại, đi kịp xu hướng, đi kịp với người tiêu dùng. Để chứng minh mình nắm bắt được nhu cầu của họ, phương thức truyền thông hiệu quả nhất dành cho họ.
    TRIỂN LÃM VIETBUILD 2019

    Ngô Minh Thuận

    Phần 4: Marketing Research là làm gì?
    1. Đối tượng của nghiên cứu thị trường:

    • Nhãn hiệu, nhãn hiệu thấy được (OMO bột giặt, SUNSILK dầu gội đầu), dịch vụ không thấy được (du lịch, ngân hàng) 

    2. Định nghĩa & Vai trò của Nghiên cứu thị trường:
    "Research is what I'm doing when I don't know what I'm doing" Wernher von Braun
    • Nghiên cứu thị trường là kim chỉ nam cho ta biết bắt đầu từ đâu, và làm gì trong tiến trình tiếp theo. Bên cạnh đó còn cho ta biết liệu đang làm việc này đúng hay không nhằm điều chỉnh kịp thời.
    • Định nghĩa: nghiên cứu thị trường là quá trình dài của việc thu thập và phân tích, diễn giải các thông tin về một thị trường, sản phẩm, dịch vụ nào đó có trên thị trường. Nghiên cứu thị trường có thể phân tích về quá khứ, hiện tại, cũng như tương lai của một ngành hàng, dịch vụ nào đó. NCTT tìm hiểu mọi ngóc ngách như cá tính cá nhân, thói quen sử dụng, thời điểm, địa điểm người ta sử dụng, cũng như nhu cầu của một thị trường. NCTT có thể nhìn vào một ngành hàng tổng thể cũng như nhìn vào sản phẩm của đối thủ cạnh tranh nhất định trên thị trường.
    • Vai trò của nghiên cứu thị trường nằm ở 2 việc: 
      • Giảm thiểu rủi ro vận hành
      • Đo lường hiệu quả (liệu hoạt động của ta đang nằm ở mức độ nào? giai đoạn nào phát triển, tăng trưởng ra sao so với toàn bộ ngành hàng còn lại trên thị trường?)

    3. Các dạng nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nào sẽ được sử dụng cho mục tiêu cụ thể nào:



    • Customer & Market Research ( Nghiên cứu về thị trường & Người tiêu dùng): việt nam hiện nay có trên 92 triệu dân, vậy sản phẩm nên tập trung vào đâu để mang lại nhiều lợi nhuận nhưng ít rủi ro, cũng như giúp khách hàng có một định vị rõ ràng. Nghiên cứu thị trường sẽ giúp khách hàng trả lời nên tập trung vào đâu, nói với ai, và nói những gì trong thị trường mass- rộng lớn đó.
    • Product Research (Nghiên cứu về sản phẩm): giúp chúng ta định hình lại sản phẩm của mình với phân khúc mà mình đã định ra. Giúp chúng ta trả lời các câu hỏi như sau: sản phẩm này có ngon hay không, đặc điểm nào của sản phẩm cạnh tranh tốt với đối thủ, với giá cả như vậy khách hàng mục tiêu có chấp nhận được hay không. Dựa trên những nghiên cứu này, cuối cùng ta sẽ biết được rằng sản phẩm của mình sẽ trông như thế nào, bán với giá như thế nào, và ở đâu.
    • Promotional Research (Nghiên cứu hiệu quả Chiêu thị): chúng ta sẽ biết được cách chúng ta bán hàng, các tổ chức những campaigns, vận hành nhãn hiệu về mặt marketing như thế nào để có thể chiến thắng được người tiêu dùng tại điểm bán.
    • Distributtion Research (Nghiên cứu Phân phối): biết được người tiêu dùng của chúng ta mua sản phẩm đó có chương trình khuyến mãi ở đâu, tìm kiếm kênh phân phối hữu hiệu để giảm thiểu thời gian nhất, hiệu quả nhất, và người tiêu dùng sẽ dễ dàng tìm thấy chúng ta nhất.
    • Sales Research (Nghiên cứu Hiệu quả bán hàng): làm thế nào đo lường được việc bán hàng, tăng trưởng hàng hóa đang như thế nào đối với đối thủ và trong bối cảnh toàn bộ ngành hàng. Chúng ta cần cố gắng nhiều hơn nữa, hay là đã chiến thắng rồi?
    • Market Environment Research (Nghiên cứu môi trường vĩ mô): giúp chúng ta có cái nhìn toàn cảnh, macro econimic, trong tương lai gần, 3 năm nữa hay tương lai xa, 5-10 năm nữa chúng ta sẽ làm điều gì đó để có thể chiến thắng người tiêu dùng, đón đầu được họ thay vì đợi thời cơ đến mới chuẩn bị?

    4. Quy trình làm nghiên cứu thị trường:


    • 1. What are the Problems/ Xác định vấn đề: chúng ta đang gặp vấn đề gì với công ty, với nhãn hàng chúng ta?
    • 2. Create Research Design/ Lên khung sườn: khung sườn giúp chúng ta biết sẽ làm gì, ở đâu, và cho đối tượng nào
    • 3. Choose Research Methodology/ Chọn phương pháp khảo sát: tìm ra phương pháp nghiên cứu thị trường thích hợp, sử dụng phương pháp định tính hay định lượng? Nghiên cứu về người tiêu dùng hay nghiên cứu về sản phẩm?, ...
    • 4. Select the Sampling Procedures/ Chọn mẫu đại diện: với mỗi phương pháp sẽ có cách chọn mẫu thích hợp, vì không thể làm nghiên cứu với tất cả người tiêu dùng trên cả nước nên chúng ta phải tìm ra đại diện.
    • 5. Collect the Data/ Thu thập dữ liệu: dựa trên mẫu, chúng ta tiến hành thu thập dữ liệu qua nhiều hình thức khác nhau
    • 6. Analyze the Data/ Phân tích dữ liệu: phân tích dữ liệu trên các data đã thu thập được.
    • 7. Write and Present the Data/ Viết báo cáo & thuyết trình: sau đó chúng ta sẽ viết báo cáo và thuyết trình cho các đối tượng liên quan. Với vài công ty hoặc vài loại hình nghiên cứu thị trường thì chúng ta kết thúc tại đây.
    • 8. Follow- up/ Theo dõi & đánh giá: với một nhà nghiên cứu hoặc một nhà tư vấn thì chúng ta nên tiếp tục theo dõi để xem toàn bộ kiến nghị, những hành động của mình liệu đã được áp dụng hay chưa và áp dụng đúng hay sai, như thế nào để chúng ta theo dõi nó.

    5. Con đường nghề nghiệp:
    • Nghiên cứu thị trường là một nghề thú vị vì không chỉ là con đường thăng tiến mà còn là những thách thức nghề nghiệp mang lại, những cơ hội Bạn sẽ thấy. Đó chính là Bạn sẽ được đánh giá cao vì nghề này rất căng thẳng và phức tạp. Bạn còn là người đầu tiên biết những gì người khác chưa nhìn thấy và là một trong những người đầu tiên chia sẻ với khách hàng. Bạn còn là người đóng vai trò chủ chốt trong buổi thuyết trình với khách hàng. Bạn giúp khách hàng né tránh rủi ro nên họ rất cần đến Bạn. Không như nhiều người lầm tưởng, nghiên cứu thị tường chỉ toàn những con số, Bạn có cơ hội tiếp xúc với câu chuyện của rất nhiều người từ thành thị đến nông thôn, từ Bắc đến Nam, cả nam lẫn nữ cho nên Bạn sẽ biết văn hóa vùng miền như thế nào, văn hóa giới tính khác nhau như thế nào, góc nhìn của Bạn dần sẽ trở nên đa chiều hơn và thú vị hơn hẳn. Bạn cũng còn cơ hội giao tiếp với các anh chị, những người có bề dày kinh nghiệm, cũng như những cơ hội được rèn dũa các kỹ năng thiết yếu để trở thành chuyên gia nghiên cứu thị trường giỏi và cuối cùng là Bạn phải luôn phải học không ngừng vì còn rất nhiều điều cần được khám phá.

    • Research Assistant: theo dõi và báo cáo. Thực hiện các hoạt động thực thi
    • Research Executive:
    • Senior Research Executive:
    • Research Manager: vừa theo dõi, báo cáo, triển khai, cũng như vừa lập kế hoạch quản lý. 
    • Senior Research Manager:
    • Research Associate Director: Nếu các bạn thực sự giỏi và thực sự phù hợp thì sẽ dấn thân vào vai trò lớn hơn rất nhiều .
    • Research Director:
    • Research Executive Director:
    • Managing Director: tổng giám đốc một công ty nghiên cứu thị trường với vai trò quản lý và định hướng cho công ty. 

    6. Tố chất và kỹ năng để thành công:

    • Commitment (cam kết): vì làm nhiều việc với nhiều đối tượng khác nhau thì sự uy tín và lời nói của Bạn sẽ đóng vai trò rất quan trọng 
    • Calm-ness (điềm tĩnh): vì Bạn phải tiếp chuyện với khách hàng, làm việc với các đối tượng khác nhau, điềm tĩnh giúp Bạn trở thành một ngừoi chuyên nghiệp
    • Curiousity (tò mò): nếu Bạn không tò mò, Bạn sẽ không tìm ra được giải pháp, cũng như tìm cách phân tích tất cả các dữ liệu Bạn đang có trong tay
    • Excellent communication (giao tiếp xuất sắc): Bạn thường xuyên phải thuyết trình về kết quả Bạn đưa ra, đôi khi kết quả không như mong muốn của đối tượng, đôi khi kết quả đó khiến người ta ngạc nhiên chẳng hạn thì khả năng giao tiếp tốt sẽ thuyết phục được khách hàng tin tưởng và vận dụng tốt.
    • Quick thinker (suy nghĩ nhanh): Bạn phải là người nghĩ rất nhanh vì NCTT là chuỗi các con số do vậy Bạn cần nghĩ nhanh để biết được con số đó có ý nghĩa là gì với công ty như vậy.
    • Analytical thinking (khả năng phân tích): Bạn cần có khả năng phân tích để hiểu được những bí ẩn đằng sau những con số.
    • Systematic thinking (khả năng hệ thống): để liên kết logic câu chuyện đằng sau đấy.
    • People knowledge (thấu hiểu con người): hiểu con người.
    • Sympathetic (cảm thụ): khả năng thông cảm.
    • Smart (thông minh): Bạn sẽ hiểu chuyện gì đang xảy ra, Bạn nên làm những hành động gì để NCTT đúng như kỳ vọng của tất cả các đối tượng liên quan.
    Lãnh đạo du lịch Trung Quốc



    7. Năm (5) báo cáo thị trường phổ biến:

    7.1. Campaign Monitoring (đánh giá hiệu quả chiến dịch):

    7.2. Brand Health Tracking (đo lường sức khỏe thương hiệu):

    7.3. Retailer Audit (báo cáo bán lẻ):

    7.4. Consumer Panel (báo cáo hành vi tiêu dùng):

    7.5. Ad-hoc Reseach (Product/ TVC/ Concept test):

    8. Phân biệt các phương pháp Nghiên cứu định lượng & định tính:

    Trần Hùng Thiện

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét

    Chào Bạn, hân hạnh được kết nối. Hy vọng Bạn tuân thủ một vài chức năng nhỏ của blogg để đảm bảo tình bạn của chúng ta thật và được xây dựng từ những viên gạch đầu tiên. Chúc vui.