Đàn ông

🍀 Tôi là kết quả của một phép màu nhiệm, đang sống và đang thở. Mỗi giây phút tôi có mặt trên đời là một món quà quý giá. Tôi sẽ không để nó trôi qua vô nghĩa. Mỗi ngày trôi qua, miễn là vẫn còn sống, tôi sẽ trở nên tốt hơn bản thân của ngày hôm qua. Khi cuộc sống khó khăn, tôi sẽ nỗ lực hơn nữa để vượt qua. Tôi không tìm lý do để thoái thác. Tôi đương đầu với thách thức và chinh phục chúng. Tôi từ chối trở thành người ở mức trung bình. Cho dù cả thế giới có dìm tôi xuống, bằng mọi giá tôi sẽ ngoi lên. 

🍀 Xin chào Bạn! "Mỗi chúng ta đều chịu tác động của ít nhất 4 môi trường: gia đình, nhà trường (thầy cô, bạn bè), xã hội (nhóm sở thích, internet, báo đài, hàng xóm), và nơi làm việc. Chúng ta phần nhiều chịu phân tán về Kiến thức, Thái độ, Kỹ năng và quan trọng hơn đó là Sức học tập. Build to last forever được lập ra để điều chỉnh lại những gì thực sự thuộc về nền tảng CON NGƯỜI. Đây chính là môi trường ươm mầm tài năng cho các gia đình, doanh nghiệp và xã hội. Chào mừng Bạn đã đến đúng môi trường phát triển- MÔI TRƯỜNG THỨ 5". Chào đón Bạn đến ngôi nhà chung của chúng tôi_  Build to last forever. Chúng ta nhất định là những người bạn tốt, vui vẻ, tự do và làm chủ cuộc đời mình.
  • Đỗ Nguyên
  • Search google Build to last forever

    Thứ Năm, 7 tháng 11, 2019

    B2L4EVER_ TÌM KIẾM NGUỒN VỐN NHƯ THẾ NÀO?

    CÁC GIAI ĐOẠN GỌI VỐN

    PHẦN 1. TÌM KIẾM NGUỒN VỐN NHƯ THẾ NÀO?

    Cần phải hiểu rằng, hiện nay, có rất rất nhiều nhà đầu tư cá nhân, quỷ đầu tư trên thế giới củng đang tìm kiếm các dự án để đầu tư. Lãi suất ở nhiều nước châu Âu đang âm, nghĩa là bạn phải trả tiền cho số tiền bạn gửi ngân hàng. Chính quyền muốn dòng tiền này phải được đem ra đầu tư chứ không nên cất ở nhà bank. Có như thế thì xã hội mới phát triển. Nói như vậy không có nghĩa là việc tìm kiếm nguồn vốn, là dễ dàng và sẵn sàng cho mọi người. Cũng như việc tìm kiếm cơ hội kinh doanh, đây là một quá trình cần nhiều nỗ lực và quyết tâm. Tuy nhiên không gì là không thể.

    Hầu hết những người cho rằng: "em không biết tìm ở đâu", thì khi tôi hỏi lại là em đã cố gắng tìm bao nhiêu lần rồi và đã thử tìm ở đâu, tìm như thế nào? Thì gần như những người này chưa hề cố gắng lần nào. Cũng đúng, về mặt tâm lý, có những việc nếu chúng ta nghĩ rằng việc này khó lắm và mình không biết nên làm thế nào thì hầu như chẳng ai cố thử làm cả. Tiến sĩ quá cố Alan Phan từng nói : "có đi thì sẽ đến" hay như câu châm ngôn của Walt disney: "If you can dream you can do it". Benjamin Franklin và ngay cả Thủ tướng anh Churchchill cũng đã nói: "if you fail to plan you plan to fail”. Nghĩa là nếu bạn không lập kế hoạch đồng nghĩa với việc bạn lập kế hoạch cho việc thất bại".

    Vậy một kế hoạch tìm kiếm vốn như thế nào?

    Cũng như việc lập các kế hoạch hành động khác, sau đây là các bước mà bạn nên làm :

    - Bước 1_ Phân tích tình hình: bạn dùng các công cụ như 5M, Ishikawa chart để phân tích tình hình của mình để biết mình thật sự cần gì? Vốn ư, nhưng vốn từ ai? ai là nhà đầu tư, cho họ sở hữu bao nhiêu, muốn gì? tiền ư? thì bao nhiêu? trong bao lâu, nhiều hay ít? rủi ro và cái giá phải trả là thế nào ?... và đánh giá luôn mình còn yếu ở những điểm gì, còn thiếu những gì? kiến thức, mạng lưới, mối quan hệ, kinh nghiệm, các kỹ năng lập hồ sơ, kỹ năng thuyết trình, hay tài chính, nhân sự? mình mạnh ở đâu? ….. có rào cản nào cho bạn hay không. Có rất nhiều thứ mà bạn cần phải chuẩn bị trước khi thực hiện cho việc tìm kiếm vốn.

    - Bước 2_ Xác định mục tiêu: các phân tích ở bước trên sẽ giúp các bạn thành lập được các mục tiêu. Nhớ dùng nguyên tắc smarter.

    - Bước 3_ Xây dựng lộ trình về thời gian: Khi nào, làm gì, ai làm, làm ở đâu, làm như thế nào… Nếu trong bước này có những đầu việc khó khăn hãy chia nhỏ để làm.

    - Bước 4_ Thực hiện và đánh giá rút kinh nghiệm

    Thế đấy, việc tìm kiếm vốn không phải chỉ là việc tìm được các địa chỉ của quỹ đầu tư hay nhà đầu tư. Tuy nhiên, dưới đây là một số các địa chỉ mà bạn có thể tham khảo, tìm hiểu:

    1. www.angel.co
    2. www.circleup.com
    3. www.crowdcube.com
    4. www.f6s.com
    5. www.fundable.com
    6. www.fundersclub.com
    7. www.globevestor.com
    8. www.gust.com
    9. www.innmind.com
    10. www.letsventure.com
    11. www.microventures.com
    12. www.onevest.com
    13. www.ourcrowd.com
    14. www.seedrs.com
    15. www.tracxnsyndicate.com
    16. www.wefunder.com

    Nhiều bạn trong quá trình chuẩn bị gặp nhà đầu tư đã cố gắng đầu tư viết ra những bản kế hoạch kinh doanh, đề nghị kinh doanh, mô hình kinh doanh có chất lượng… và nghĩ rằng thế nào dự án mình cũng thu hút được nhà đầu tư. Nhưng vào năm 2016, InnMind, một sàn dành cho startup và nhà đầu tư đã tiến hành một khảo sát về cách ứng xử và quá trình ra quyết định của các nhà đầu tư đến từ Mỹ, Canada, Châu Âu, Nga, Ấn độ… đã chỉ ra rằng, các nhà đầu tư không chỉ đơn thuần dựa vào chi tiết hay format của các bản kế hoạch kinh doanh, đề nghị kinh doanh, mô hình kinh doanh… các bài thuyết trình mà ra quyết định có đầu tư hay không. Điều mà họ quan tâm nhất là các bằng chứng chứng tỏ được là startup thật sự hiểu rõ về cái mình dự định kinh doanh, về thị trường và đối thủ cạnh tranh, về cách tạo ra giá trị mình mang lại cho khách hàng, lợi nhuận cho cổ đông và đội ngũ nào để thực hiện điều đó? Nói một cách ngắn gọn là họ quan tâm đến tính khả thi, tính hiện thực và tính kinh tế của dự án. Tuy nhiên nói như vậy không có ý muốn nói là các kỹ năng nêu trên là vô ích. Rất cần nhưng không phải là tất cả. Điều bạn cần là có một tâm thế đúng. Đừng quá tự tin hay quá tự ty. Cần phải tỏ cho nhà đầu tư sự tự tin đúng mực, có cơ sở và cần xác định trước đây là việc khó khăn, cần rất nhiều nổ lực. Nhưng đã có người làm được và như thế bạn có thể làm được.

    PHẦN 2: NHÀ ĐẦU TƯ ANH LÀ AI

    Muốn gọi vốn thì điều đầu tiên chúng ta cần phải biết là ai là người sẽ bỏ tiền ra cho chúng ta. Chúng ta thường gọi họ là những nhà đầu tư, và dĩ nhiên có rất nhiều dạng nhà đầu tư trên thị trường và họ có những mục đích khác nhau khi gọi vốn.

    Nếu phân loại theo mối liên quan đến ngành kinh doanh, thì có hai dạng:

    • Những nhà đầu tư ngoài ngành hay còn gọi là nhà đầu tư tài chính: đây là những người không có những hoạt động sản xuất kinh doanh có liên đến ngành kinh doanh của chúng ta và họ cũng không quan tâm đến việc ăn đời ở kiếp với chúng ta, đơn thuần họ chỉ là những người tìm kiếm những cơ hội đầu tư và mục đích của họ là chỉ để kiếm tiền ở bất kỳ ngành nào có thể. Thông thường các nhà đầu tư ở nhóm này rất quan tâm đến các chỉ số về tài chính và các rủi ro phải gặp và họ thường có một kế hoạch rút lui sau một khoảng thời gian nào đó. Mục tiêu của họ là tìm kiếm các con gà để trứng vàng hay các kỳ lân về công nghệ. Do họ không am hiểu nhiều về ngành cho nên chúng ta sẽ cần rất nhiều thời gian để giải thích về các khúc mắc của việc kinh doanh và rất khó có được sự hỗ trợ từ họ trong việc xây dựng giá trị cho khách hàng. Nhưng bù lại, chúng ta sẽ nhận được sự hỗ trợ từ những kinh nghiệm lão luyện của họ trong việc kiếm tiền, quản trị và quản lý dòng tiền.

    • Những nhà đầu tư có liên quan đến ngành: đây là những người đang hoặc đã kinh doanh trong ngành và họ đang tìm kiếm những giá trị để cộng thêm cho giá trị mà họ đang có. Hoặc cũng có thể họ là những người đang kinh doanh một ngành khác đang trong xu thế bảo hòa nên cần tìm kiếm một ngành khác để đa dạng hóa việc đầu tư. Mục đích của những nhà đầu tư này không phải là lợi nhuận mà là giá trị khác biệt mà chúng ta có thể tạo ra. Đây là những nhà đầu tư sẽ đi đường dài và thường có tham vọng thôn tín doanh nghiệp của chúng ta. Đi với những nhà đầu tư này, bạn sẽ được sự hỗ trợ của họ trong việc xây dựng giá trị, việc chinh phục thị trường…. Và vì họ có nhiều kinh nghiệm của ngành nên chúng ta không cần phải tốn thời gian để giải thích công việc kinh doanh như thế nào.

    Ngoài ra, nếu phân loại dựa theo giai đoạn gọi vốn thì chúng ta sẽ có các dạng nhà đầu tư với những tên gọi khác nhau và dĩ nhiên tính chất và mục đích của họ cũng khác nhau.

    • Người thân (friend & family): có thể nói đây chính là các nhà đầu tư thiên thần thực sự, bởi vì họ có thể tài trợ mà không chút suy nghĩ về quyền lợi của họ trong Doanh nghiệp của bạn hay nghi ngờ về bạn. Tuy nhiên, nguồn vốn này thường hạn chế và thường ở giai đoạn đầu tiên khi hình thành ý tưởng.

    • Nhà đầu tư thiên thần và các quỷ đầu tư vào giai đoạn ươm (Angel Investors and seed firms): Đây là những các nhân giàu có, có rất nhiều kinh nghiệm trong việc đánh hơi dự án nào có khả năng trở thành kỳ lân và cũng có nhiều kinh nghiệm về ngành mà doanh nghiệp đang khởi nghiệp. Thông thường họ sẽ trao hết quyền quản lý cho bạn, nhưng đổi lại họ muốn phần lớn cổ phần mặc dù khoản đầu tư không lớn (từ 25.000 đến 100.000 USD) . Củng đôi khi, họ không đầu tư tiền cho bạn mà chỉ là mối quan hệ. Vai trò của họ, thường là thông qua mối quan hệ hoặc kinh nghiệm của họ để hổ trợ cho việc phát triển doanh nghiệp của bạn.

    • Quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture capital funds - VC): là những tổ chức chuyên nghiệp chuyên tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các dự án khởi nghiệp. Mục đích của các VC là tài trợ vốn cho các dự án đang ở vào giai đoạn đầu, và được đánh giá có tiềm năng tăng trưởng cao. Họ hy vọng số tiền đầu tư này sẽ được nhân lên gấp bội khi doanh nghiệp IPO hoặc lúc họ thoái vốn vào một thời điểm thích hợp nào đó theo dự tính trước. Họ là những người rất chuyên nghiệp, am hiểu sâu về tài chính và nhất là trong việc làm sao có thể nâng cao được giá trị cổ phiếu. Có rất nhiều nguồn quỹ VC, thì thế cần phải chọn lựa cho đúng vì mổi quỷ có một tiêu chí đầu tư riêng. Những tiêu chí này thường là ngành kinh doanh, quy mô đầu tư, kỳ vọng về lãi suất, thời gian thoái vốn…Nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp không có kinh nghiệp đã mất rất nhiều thời gian và công sức chỉ vì chạy theo bất cứ quỷ đầu tư nào biết được.

    • Các nền tảng tài trợ vốn cộng đồng (crownfunding flatform): Ngày nay, có rất nhiều nền tảng trực tuyến hổ trợ cho các dự án khởi nghiệp tìm kiếm vốn theo dạng cộng đồng (crownfunding), tuy nhiên có thể phân thành 2 dạng:

    • Lấy tiền đổi lại sản phẩm: Thí dụ như các sàn Kickstarter, IndieGoGo. Đây là cách một dự án khởi nghiệp hoặc ngay cả một doanh nghiệp đang phát triển một sản phẩm mới có thể dùng. Bản chất là doanh nghiệp bán trước sản phẩm cho Khách hàng (các nhà đầu tư). Nếu bạn trình bày rỏ ràng về dự án, mô tả sản phẩm hay dịch vụ hấp dẩn, phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả. Người tài trợ có cơ hội sở hửu sản phẩm tốt và rẻ trước khi được tung ra thị trường còn doanh nghiệp có cơ hội định giá sau này.


    • Lấy tiền đổi lại quyền sở hữu: thí dụ như các sàn AngelList, Seedrs, Crowdcube, Crowdbnk. Các sàn này sẽ giúp người tài trợ cung cấp vốn cho dự án đầu tư đổi lại lấy quyền sở hữu.

    PHẦN 3: CÁC VÒNG GỌI VỐN

    Trong hình dưới đây có năm giai đoạn phát triển của Doanh nghiệp khởi nghiệp, tương ứng với 3 giai đoạn gọi vốn đó là:

    Hình thành ý tưởng: Trong giai đoạn này, ý tưởng chỉ mới được hình thành và người khởi nghiệp thường sẽ tự bỏ vốn để nghiên cứu, đánh giá ý tưởng của mình. Họ thường rủ thêm các cộng sự thường là những tâm đắc với ý tưởng và có ý muốn khởi nghiệp.

    Phát triển ý tưởng: lúc này ý tưởng đã được đánh giá là có triển vọng, và những người khởi nghiệp cần vốn để phát triển ý tưởng thành những sản phẩm mẫu (prototype) hay mô hình kinh doanh khả thi. Đây là lúc phải thực hiện nghiên cứu khả thi về thị trường. Lúc này người tài trợ vốn cũng chỉ có thể là bạn bè, cha mẹ, hay người thân. Các nhà đầu tư thiên thần nếu có cũng chỉ tham gia thường là vào cuối giai đoạn này khi dự án đã có sản phẩm mẫu hoặc mô hình kinh doanh được nghiên cứu tương đối hoàn chỉnh mang tính khả thi.

    • Tham gia thị trường: Đây là giai đoạn mọi việc về mặt lý thuyết đã được xác định khả thi và dự án cần thử nghiệm với những kịch bản thị trường, cần xác định sự phù với thị trường, xây dựng MVP,… Sự tham gia thị trường lúc này thường là nhỏ và với mục đích nhằm thử nghiệm và điều chỉnh dần giá trị cung ứng cho hoàn chỉnh chuẩn bị cho trận đánh lớn sau này. Toàn bộ 3 giai đoạn từ hình thành ý tưởng cho đến khi có sản phẩm để tham gia thị trường được gọi là vòng hạt giống (seeding round). Giai đoạn này chỉ chấm dứt khi doanh nghiệp bán được hàng và vượt qua điểm hòa vốn. Toàn bộ 3 giai đoạn này được các chuyên gia gọi là thung lũng chết chóc (death valley). Vì hầu hết đều chết ở giai đoạn này. Lý do thì rất nhiều như đã nói ở các phần trên.

    • Phát triển thị trường: Lúc này doanh nghiệp đã có chỗ đứng trên thị trường và cần nhiều vốn để phát triển thị phần, gia tăng doanh thu, … Các chuyên gia về tài chính họ gọi đây là vòng gọi vốn sớm và thường chia làm 2 giai đoạn. Vòng 1, vòng 2… và lúc này thì thường các quỹ đầu tư mạo hiểm (venture capital- VC) sẽ cân nhắc để quyết định nên đầu tư vào giai đoạn nào. Càng về sau càng ít rủi ro, nhưng lợi nhuận cũng sẽ ít đi.

    • Chiếm lĩnh thị trường: tại thời điểm này, doanh nghiệp thực ra đã không còn là doanh nghiệp khởi nghiệp nữa và cần nhiều vốn hơn nữa để chiếm lĩnh thị trường trước khi các đối thủ tiềm ẩn khác nhảy vào, hoặc lúc này đối với họ, thị trường nội địa không còn hấp dẫn. Họ muốn trở thành một Công ty đa quốc gia, bành trướng và phát triển việc kinh doanh ra thị trường quốc tế. Vòng gọi vốn này được gọi là vòng sau hay vòng trể và thường củng chia làm hai vòng 3, 4 trước khi doanh nghiệp tiến hành IPO (initial public offer) để trở thành Công ty Đại chúng.

    Có lẽ nhiều người thắc mắc tại sao lại vẽ ra lắm vòng như vậy? Sao không gom lại cho tiện. Bạn cần nhớ, ở thời điểm trước giai đoạn phát triển ý tưởng, doanh nghiệp là sân chơi của Bạn. Nhưng ở giai đoạn phát triển thị trường, thì doanh nghiệp là sân chơi của các quỹ đầu tư. Mục đích của họ khi đầu tư bỏ vốn vào không chỉ nhằm để hưởng cái lợi nhuận do bạn làm ra để rồi nhận cổ tức, mà là nhắm đến việc làm gia tăng giá trị của cổ phiếu mà họ đang nắm giữ và đã đầu tư. Càng mở ra nhiều vòng, giá cổ phiếu sẽ gia tăng và thường họ sẽ thoái sau giai đoạn IPO hoặc ở một thời điểm nào đó có lợi cho họ.

    PHẦN 4: LÀM SAO XÁC ĐỊNH ĐƯỢC GIÁ TRỊ STARTUP?

    Trong những điều cần làm khi gọi vốn, thì việc xác định được giá trị của một Startup là một trong những điều khó khăn cho cả người gọi vốn và nhà đầu tư.

    Bởi vì, startup chưa phải là một doanh nghiệp bình thường như những doanh nghiệp SMEs khác. Đây là một doanh nghiệp còn non trẻ, hầu như không có số liệu về kinh doanh của quá khứ mà chỉ có triển vọng về tương lai. Vì thế các phương pháp định giá thường dùng cho doanh nghiệp như chiết khấu dòng tiền, giá trị tài sản, khả năng sinh lời…. đều khó áp dụng. Vì đây là những phương pháp dựa trên số liệu của quá khứ. Còn về tương lai thì chỉ là những ước đoán trên giấy với một xác suất thất bại theo thực tế lên đến 90%.

    Ngoài ra, củng như mọi giao dịch thương mại khác, trong việc này, bên nào ai củng muốn phần lợi về mình và củng là để phòng tránh rủi ro. Nhà đầu tư thì muốn xác định giá trị thấp để tăng tỷ lệ % sở hữu. Khởi nghiệp gia thì muốn nâng cao giá trị để tránh bị thiệt.

    Tuy nhiên, như các phần trước, chúng ta đã biết chọn ai là nhà đầu tư để đi cùng mình, thì lúc này củng cần phải biết suy nghỉ của họ, phải biết cách mà họ định giá một startup như thế nào chứ không phải là cái cách mà mình tự định giá. Có như thế thì không bị gọi là “ ngáo giá” và dể dàng đi đến thỏa thuận.

    Có hai phương pháp mà các nhà đầu tư ưa dùng đó là:

    1. Phương pháp tính toán dựa trên các yếu tố rủi ro (risk factors summation) và bảng điểm (scoredcard). Theo trường phái này thì nhà đầu tư cân nhắc các yêu tố về thế mạnh của đội ngũ quản lý, mô hình kinh doanh, tiềm năng thị trường, lợi thế cạnh tranh… cũng như các rủi ro từ môi trường bên ngoài so sánh tương quan với các công ty trong ngành để định ra hệ số định giá.

    2. Phương pháp tính theo kiểu của các nhà đầu tư mạo hiểm (venture capital) hay còn gọi là cách tính ngược. Theo phương pháp này, các nhà đầu tư trước hết thường phải ước lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ có giá như thế nào ở giai đoạn phát hành cổ phiếu ra đại chúng (IPO- initial public offer) hoặc khi họ thoái vốn. Để rồi từ đó tính ngược ra giá trị tại thời điểm hiện tại. Để ước lượng điều này họ thường dùng các số liệu của một doanh nghiệp có quy mô tương tự đang tồn tại trong ngành để làm chuẩn cho việc ước tính giá trị của doanh nghiệp khởi nghiệp.

    Thông thường thì nhà đầu tư sẽ tính cả hai cách, nhưng cách 2 là cách được ưa dùng nhiều nhất.

    Để hiểu rõ, phương pháp này, chúng ta cần phải biết một số thuật ngữ sau:

    Đầu tiên là chỉ số P/E. Chỉ số này tiếng anh gọi là Price to Earning Ratio (PER), là một chỉ số thường dùng để đánh giá giá trị của một cổ phiếu. Trong đó P là giá trị của cổ phiếu trên thị trường. E là Earning Per Share còn gọi là thu nhập của một cổ phiếu. 
    - E được tính theo công thức sau: 

    (lợi nhuận ròng- cổ tức của cổ phiếu ưu đãi ) / (Tổng số CP lưu hành)

    Như vậy P/E cao là tốt hay xấu?

    Nếu xem xét thuần về mặt toán học, thì khi E càng lớn, P/E càng nhỏ. Như vậy, theo logic của toán học thì một cổ phiếu có P/E càng nhỏ là càng tốt. Tuy nhiên, thực tế không đơn giản như vậy. Vì đây là đề cập đến thị trường chứng khoán nơi mà chúng ta cần phải hiểu rõ mối quan hệ giửa P và E. P là giá của cổ phiếu trên thị trường tuy có ít nhiều liên hệ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (E), nhưng lại bị chi phối phần lớn bởi quy luật cung cầu. Rõ ràng là trong khoản một thời gian nào đó, lợi nhuận của doanh nghiệp hầu như không đổi, nhưng do lượng cung hoặc cầu trên thị trường chứng khoán biến động sẽ dẫn đến giá trị của của cổ phiếu bị thay đổi (P). Khi cổ phiếu vì lý do nào đó trở nên nóng, sẽ làm cho P/E cao lên. Nói một cách khác nhà đầu tư sẳn sàng trả cao hơn để sở hữu cổ phiếu. Tại sao như vậy?

    Có lẽ có một sự tương đồng nào đó về bản chất giữa trường đua ngựa và thị trường chứng khoán. Người chơi đến trường đua, mua vé cá cược dựa trên cơ sở phán đoán của mình về các con ngựa sẽ về nhất và đoạt giải. Họ không đến trường đua để hùn vốn với chủ ngựa nhằm nuôi ngựa lãnh giải. Còn phần đông người chơi thị trường chứng khoán cũng vậy, cho dù là đầu tư lướt sóng hay đầu tư dài hạn cũng vậy, họ mua các cổ phiếu dựa trên cơ sở phán đoán là cổ phiếu sẽ tăng giá trong tương lai để kiếm lời. Họ không muốn trở thành chủ nhân mãi mãi của doanh nghiệp để hưởng cổ tức. Chính vì thế đối với các nhà đầu tư cổ phiếu, họ quan tâm nhiều đến P hơn là E trong chỉ số P/E. Khi P tăng cao chứng tỏ sức hút của cổ phiếu và tính thanh khoản cũng cao lên. Tuy nhiên đến một ngưỡng nào đó điều này sẽ dần đến nhiều rủi ro.

    Chúng ta tạm dừng việc phân tích sâu về chỉ số P/E ở đây vì mục đích bài này không đề cập đến vấn đề cổ phiếu mà chỉ là đề cập đến chỉ số P/E dùng trong xác định giá trị startup.

    Các nhà đầu tư, hiểu rằng khó có thể xác định được giá trị của một startup nếu chỉ dựa vào những tính toán kế hoạch kinh doanh, mô hình kinh doanh đang còn nằm trên giấy. Vì thế, họ sẽ dựa vào triển vọng của E được vạch ra vào thời điểm IPO và chỉ số P/E của một mô hình kinh doanh tương tự để tính ngược lại giá trị P. Thí dụ một startup XYZ có kế hoạch sau 5 năm sẽ IPO, giả sử theo kế hoạch vạch ra, XYZ sẽ có lợi nhuận ròng là 4 tỷ. Như vậy, nếu bình quân của ngành có chỉ số P/E= 15 thì tại thời điểm IPO XYZ có giá trị = 15 x 4 tỷ = 60 tỷ. Giá trị này thường gọi là giá trị thoái vốn (exit value).

    Có được giá trị này rồi, nhà đầu tư sẽ tính ngược lại giá trị của startup tại thời điểm đầu tư bằng công thức Present value. 
    PV = (Exit value) /〖(1+r)〗^t 
    - Trong đó r là lải suất kỳ vọng của nhà đầu tư.
    - Với thí dụ nêu trên, nếu giả sử nhà đầu tư kỳ vọng r=30%. Thì giá trị XYZ là = 60/〖(1+30%)〗^5 = 16 tỷ.

    Giá trị này được gọi là pre-money. (là giá trị của doanh nghiệp được xác định trước khi gọi vốn). Còn Post- money: là giá trị của doanh nghiệp sau khi gọi vốn.

    Vì vậy ta có công thức: 

    post-money = pre-money + vốn gọi được

    Trong thí dụ trên, nếu nhà đầu tư đồng ý đầu tư 5 tỷ thì 16 + 5 = 21 tỷ gọi là post- money.

    Như vậy, chúng ta thấy rằng, trong tính toán này, nhà đầu tư chấp nhận tin tưởng phần nào ở con số 4 tỷ để tính ra giá trị pre-money của startup XYZ, tương đương 16 tỷ nhằm sở hữu 5/21 = 23,8%. Thế nhưng ai đảm bảo được là sau 5 năm XYZ sẽ có lợi nhuận sau thuế 4 tỷ như kế hoạch? Cũng có thể nhiều hơn, cũng có thể ít hơn.

    Để tránh rủi ro, hầu hết các nhà đầu tư sẽ thỏa thuận góp 5 tỷ dưới hình thức là khoản nợ chuyển đổi. Chúng ta sẽ bàn về điều này ở các phần sau. Nhớ theo dõi tiếp.

    Lai Ho

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét

    Chào Bạn, hân hạnh được kết nối. Hy vọng Bạn tuân thủ một vài chức năng nhỏ của blogg để đảm bảo tình bạn của chúng ta thật và được xây dựng từ những viên gạch đầu tiên. Chúc vui.